Giỏ hàng của bạn trống!

Soy Protein là gì? Tìm hiểu về Soy Protein - Bột đạm đậu nành

2023-07-21 10:55:21

Nhiều người thắc mắc không biết Soy Protein (Bột đạm đậu nành) là gì? Độ đạm, công dụng tốt cho sức khỏe như thế nào?... Nay cùng 3em food tìm hiểu nhé!

Gọi Số điện thoại 0962027927 để mua sỉ, hoặc đặt hàng online (giao hàng thu tiền) tại: Shopee, Lazada, Lazada

Soy Protein Powder là một loại thực phẩm bổ sung (TPBS) có nguồn gốc từ đậu nành được nhiều vận động viên thể hình, thể dục thể thao, các huấn luyện viên hay những người đam mê hoạt động thể chất nói chung sử dụng thường xuyên mà ít ai biết đến. Soy Protein thường tồn tại ở dạng khuyết thiếu nên chúng có chỉ số sinh khả dụng (Bioavailability – BA)* và hàm lượng Acid Amin thiết yếu (Essential Amino Acid - EAA) trên 1g thấp hơn so với Whey, Casein và Protein từ trứng. Mặc dù vậy, chúng vẫn là một nguồn Protein "thay thế" hữu dụng và luôn có chỗ đứng nhất định trong chế độ ăn của một số người (đặc biệt là những người ăn chay).

*Bioavailability – BA là đại lượng chỉ tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế.

Các nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng, nhu cầu Protein hằng ngày ở những người vận động nhiều hay tập tạ nặng là cao hơn hẳn. Chính vì vậy, việc sử dụng TPBS Protein là cách để họ đạt được đủ chỉ tiêu Protein trong ngày.

Bài viết này sẽ chỉ dẫn cho các bạn biết đạm đậu nành thực chất là gì, có nguồn gốc từ đâu, được sản xuất như thế nào, lợi ích cũng như tác dụng phụ của nó. Đi kèm với bài viết này sẽ có phần trả lời những câu hỏi thường gặp về cách sử dụng Soy Protein.

Soy Protein Là Gì Và Được Sản Xuất Như Thế Nào?

 Soy (đậu nành hay đậu tương) là giống cây thuộc họ đậu có nguồn gốc từ vùng Đông Á. Soy Protein được chiết xuất từ các loại đậu sau khi tách chất béo và chia thành 4 dạng chính: Concentrate, Isolate, Hydrolysate và Soy Flour. Soybean chứa nhiều chuỗi Protein, nhưng phần lớn là Globulin. Để cho dễ hiểu, thuật ngữ Soy Protein sẽ được dùng xuyên suốt trong bài hướng dẫn này để đại diện cho Protein từ đậu nành nói chung và các loại đậu khác nói riêng.

Không giống như Protein đến từ rau quả, Soy Protein là 1 nguồn đạm đầy đủ hơn khi chứa 9 loại Acid Amin thiết yếu. Soy Protein cực kì bền với nhiệt và dễ tan trong nước ấm. Do đặc thù có vị trung hòa và tính chất vật lý như trên nên Soy Protein được dùng làm phụ gia hay chất thay thế trong 1 số loại thực phẩm công nghiệp.

Phương Pháp Sản Xuất Soy Protein

Việc sản xuất Soy Protein trải qua nhiều quá trình tách chiết dựa theo mức độ tinh khiết của Protein mong muốn đạt được. Giống như các loại Protein Powder khác, sản phẩm tách chiết cuối cùng được sấy khô và thêm mùi vị, màu sắc… bởi các công ty sản xuất TPBS.

Phân Loại Soy Protein

 Soy Concentrate (SPC): độ tinh khiết 70-80%. Phần còn lại là Carbohydrate (tinh bột) và Fat (chất béo). SPC được sản suất bằng phương pháp tách béo từ hạt đậu nguyên chất và xử lý nhiệt hoặc trộn lẫn với các dung môi hữu cơ khác.

 Soy Protein Isolate (SPL): độ tinh khiết >90%, được sản xuất bằng phương pháp phân tách kiềm (Alkaline Extraction) để loại bỏ hầu hết Carbohydrate và Fat.

 Soy Flour: loại bột chứa hạt đậu còn vỏ mỏng đã được tách béo. Độ tinh khiết 40-60%, chứa lượng đạm ít nhất trong 4 dạng Soy Protein.

 Soy Protein Hydrolysates (WPH): loại này được sản xuất bằng công nghệ mới là thủy phân trong môi trường Enzim nên tốt hơn SPC và SPI. Về cơ bản, phương pháp thủy phân bằng Enzim này sẽ bẻ gãy các liên kết Peptit, giúp cắt nhỏ chuỗi Acid Amin thành những phân tử nhỏ hơn, sẵn sàng hấp thu nhanh chóng ở ruột non.

Soy Protein Hoạt Động Như Thế Nào Và Đem Lại Lợi Ích Gì?

Protein là 1 đại phân tử đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cơ bắp và duy trì sức khỏe (cũng như cân bằng về mặt tâm sinh lý). Protein chứa nhiều các chuỗi Acid Amin được nối với nhau bằng liên kết Peptit. Cho nên, Acid Amin là đơn vị cơ bản cấu tạo nên Protein.

Protein giúp tạo nên các mô cơ, nó đóng vai trò như những viên gạch để bạn xây dựng lên một "tòa nhà cơ bắp". Chính vì lẽ đó, cơ bắp luôn là kho dự trữ Acid Amin nhiều nhất trong cơ thể. Bên cạnh đó, một số Acid Amin còn có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh, sản sinh năng lượng, trao đổi chất ở não, tim mạch, hệ thống miễn dịch…

Việc sử dụng Soy Protein mang lại nhiều lợi ích không chỉ vì nó cung cấp những Acid Amin thiết yếu mà còn bổ sung thêm các hóa chất có trong thực vật (Phytochemicals).

Như đã đề cập ở trên: Soy Protein có thành phần Protein chứa 9 loại Acid Amin thiết yếu với khá nhiều L-Leucine giúp kích hoạt quá trình mTOR (chu trình điều hòa kích thích tổng hợp cơ và nhiều tổng hợp khác). Vì vậy, Soy Protein hoàn toàn phù hợp cho những ai muốn phát triển cơ bắp, duy trì vóc dáng hay chức năng cơ thể.

Ngoài ra, các khuyến nghị cho rằng, nếu tiêu thụ 25g Soy Protein mỗi ngày có thể giảm hàm lượng Cholesterone trong máu. Qua đó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, huyết áp cao và ngăn ngừa quá trình loãng xương. Chắc hẳn chỉ có Soy Protein mới có khả năng đặc biệt như vậy.

Soy protein là nguồn cung cấp đạm thay thế hữu dụng

Tổng Quan Về Lợi Ích Của Soy Protein:

  •  Là nguồn Protein hoàn chỉnh, thích hợp với người ăn chay
  •  Dễ dàng hấp thu, tiêu hóa
  •  Dễ dàng, thuận tiện trong việc sử dụng nấu nướng, làm bánh
  •  Tăng khả năng chịu đựng trong quá trình luyện tập kéo dài
  •  Tăng chức năng hệ miễn dịch, đặc biệt với những người hoạt động thể lực
  •  Duy trì khối lượng cơ nạc, chống quá trình lão hóa và teo cơ
  •  Phòng chống thoái hóa xương, giảm loãng xương
  •  Giảm nguy cơ tim mạch, giảm cholesterole, và các loại ung thư

So Sánh Chất Lượng Protein Giữa Soy Protein Và Các Loại Thực Phẩm Khác

Có hai chỉ số thông dụng thường dùng để đánh giá chất lượng hay tính khả dụng của một nguồn Protein là BV (giá trị sinh học) và PDCAAS (khả năng tiêu hóa Acid Amin):

 BV là phép đo trong thực tiễn dùng để đánh giá khả năng hấp thu Protein của cơ thể, được tính bằng cách đo lượng Nitrogen tích trữ sau khi hấp thụ Protein.

 PDCAAS là giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để đánh giá chất lượng Protein dựa theo mối quan hệ giữa nhu cầu của con người với thành phần Acid Amin trong chúng.

 

 Nhìn chung, BV và PDCAAS càng cao thì loại protein đó càng tốt và dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Dưới đây là bảng tổng kết chỉ số BV và PDCAAS từ một số nguồn Protein của con người.

Ai Có Thể Sử Dụng Soy Protein?

Phần lớn những ai hoạt động thể lực nặng đều có thể sử dụng thực phẩm bổ sung Soy Protein để thay thế cho nguồn Protein từ động vật. Soy Protein có thể sử dụng kèm với Whey và Casein Protein. Dưới đây liệt kê những đối tượng có thể sử dụng Soy Protein (trừ những ai bị dị ứng với Soy Protein):

  •  Bodybuilders & Strength trainers
  •  Vận động viên thể dục thể thao
  •  Người ăn chay
  •  Người mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần từ sữa hay Whey Protein
  •  Người mới bắt đầu tập luyện thể thao, thể hình
  •  Những ai muốn gia tăng lượng Protein trong khẩu phần ăn hằng ngày

Những Thức Ăn Nào Có Chứa Soy Protein?

Có nhiều loại thức ăn chứa Soy Protein như sau:

  •  Bột đậu
  •  Xì dầu, nước tương, tương bần
  •  Đậu phộng, hạt đậu tương
  •  Sữa đậu nành
  •  Đậu hũ, đậu phụ, đậu khuôn
  •  Đậu cô-ve luộc
  •  Bánh Tempeh (bánh đậu tương lên men)
  •  Tương Miso (1 gia vị quen thuộc của người Nhật)

Soy protein luôn có chỗ đứng nhất định trong chế độ ăn của nhiều người

Nếu bạn không chắc chắn sản phẩm mình ăn có chứa đậu hay không? Hãy kiểm tra tem nhãn của sản phẩm, nó thường được ghi dưới dạng là chất phụ gia (Ingredient) hoặc có cụm từ "Contains Soy" (có chứa Soy).

Soy Protein Có Gây Tác Dụng Phụ Nào Không?

Soy Protein thường khá an toàn, dung hòa tốt với thuốc và đồ ăn (với điều kiện bạn không bị dị ứng với đậu nành). Tuy nhiên, trong 1 vài trường hợp vẫn có những tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  •  Chướng bụng, đau bụng, rối loạn dạ dày
  •  Buồn nôn
  •  Hội chứng ruột kích thích, rối loạn nhu động ruột, gây "xì hơi"
  •  Dị ứng
  •  Tăng thụ cảm Estrogen, giảm lượng Testosterone

 

Lưu ý: Việc sử dụng Soy Protein lâu dài có ảnh hưởng đến Hormon hay không vẫn đang được nghiên cứu và chưa có kết luận rõ ràng.

Có thể làm giảm tác dụng phụ của Soy Protein bằng cách theo dõi lượng tổng Protein nạp vào và chắc chắn rằng bạn không bị dị ứng với chúng. Nếu như một lượng Soy Protein vừa phải làm bạn đau bụng hay mắc vấn đề về đường huyết thì nên cân nhắc chọn nguồn Protein từ loại thực phẩm khác.

Nên Dùng Soy Protein Như Thế Nào Và Khi Nào?

Thực phẩm bổ sung từ Soy Protein mang vị hơi đắng và có sạn hơn so với Whey Protein. Do đó, để dễ sử dụng thì bạn nên sáng tạo những cách chế biến khác nhau cho ngon miệng hơn. Soy Protein cũng như các loại Protein khác, không cần quá khắt khe theo một thời gian biểu cố định nào. Chúng đơn thuần chỉ là chất đạm, có thể dùng khi bạn muốn thêm Protein vào khẩu phần ăn của mình.

Soy Protein Nên Dùng Bao Nhiêu Là Đủ?

Chưa có câu trả lời nào rõ ràng cho câu hỏi này vì nhu cầu Protein của mỗi người đều khác nhau. Điều đầu tiên bạn nên làm là tính lượng Calories và thành phần dinh dưỡng cần thiết hằng ngày. Bên cạnh đó, lượng Soy Protein được sử dụng phụ thuộc nhiều vào thói quen ăn uống của bạn. Với những người ăn chay, bạn sẽ cần nhiều Soy Protein hơn để cung cấp đủ lượng đạm cần thiết hằng ngày.

Với những người bình thường, đặc biệt là nam giới. FDA khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 25g Soy Protein mỗi ngày thì sẽ an toàn và không ảnh hưởng lớn đến chức năng nội tiết.

Lựa Chọn Soy Protein Thích Hợp

Cần phải nhận thức rõ rằng, cũng như các nguồn Protein khác. Tuy Soy Protein là 1 loại thực phẩm nhưng nó vẫn được coi là thực phẩm bổ sung vì hiện tại FDA chưa kiểm soát nền công nghiệp này. Để chọn lựa một TPBS Soy Protein tốt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố: tài chính, chất lượng, hương vị, hàm lượng, vi chất và mục đích sử dụng. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm bổ sung Soy Protein khác nhau bao gồm thông tin mỗi loại giúp bạn lựa chọn loại nào phù hợp nhất:

Soy Protein Concentrate (SPC):

 Ưu điểm: tiết kiệm kinh tế, sử dụng đa mục đích, độ tinh khiết 70-80%. SPC có thể là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn tiết kiệm chi phí mà không ngại Protein có một chút Fat và Carbohydrate. SPC có thể chế biến bằng cách nướng và nấu ăn.

 Nhược điểm: nhiều Carbohydrate và Fat.

Soy Protein Isolate (SPI):

 Ưu điểm: có giá trị sinh khả dụng cao, dễ tiêu hóa, ít béo và Carbohydrate, chứa >90% lượng Protein. SPI giống với SPC dễ dàng chế biến với nhiều cách thức chế biến khác nhau.

 Nhược điểm: đắt tiền, bột pha dễ bị vón cục.

Soy Protein Hydrolysate (SPH):

 Ưu điểm: là dạng tinh khiết nhất trong các loại Soy Protein, hấp thu nhanh chóng, tiêu hóa dễ dàng. Trong các loại sữa cho em bé có thể chứa SPH vì đặc tính dễ dàng hấp thu. Nếu bạn sẵn sàng trả thêm tiền để có được dạng Protein tinh khiết nhất, nó thực sự đáng giá với những gì bạn bỏ ra. Đặc biệt khi bạn bị dị ứng với SPC và SPI.

 Nhược điểm: giá thành cao hơn so với SPC và SPI.

✨ Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH BAO BÌ PHỤ GIA THỰC PHẨM 3EM

Gọi Số điện thoại 0962027927 để mua sỉ, hoặc đặt hàng online (giao hàng thu tiền) tại: Shopee, Lazada, Lazada

Website: 3em.vn

Mail: congty3em@gmail.com

Ms.Kiều : 0962 027 927 - 0931 167 359

Mr.Lâm: 0972 053 099

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: